NHƯỢC THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Nhược thị ( Amblyopia – chứng giảm thị lực) thường gặp nhất ở trẻ nhỏ – độ tuổi rất khó để phát hiện, gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm

1. Nhược thị là gì?

Nhược thị là một thuật ngữ y học dùng để chỉ sự suy giảm chức năng của cơ quan thị giác thường xảy ra ở trẻ nhỏ.

Nhược thị chỉ tình trạng thị lực của một bên hoặc cả hai bên mắt bị giảm do não không nhận biết được những tín hiệu của thần kinh thị giác mà mắt đó truyền đến, lâu dần có thể gây mù loà.

Nhược thị

Hình minh họa giữa các mắt thường nhìn và mắt bị nhược thị

Nhược thị không thể cải thiện được bằng cách đeo kính hoặc dùng kính áp tròng.

Trẻ em bị nhược thị có thị lực kém thường ở một bên hoặc hai bên mắt nhưng có thể chữa khỏi nếu như được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.

Bị nhược thị khi thị lực ở mức dưới 7/10 hoặc chênh lệch thị lực giữa mắt trái và mắt phải là trên 2/10. Do đó nhược thị có thể dẫn tới mù loà vĩnh viễn và hiện tỷ lệ nhược thị chiếm khoảng 2-2,5% dân số.

Có hai loại nhược thị là nhược thị chức năng và nhược thị thực thể.

  • Nhược thị chức năng là tình trạng thị lực của mắt có thể cải thiện sau một thời gian điều trị và phục hồi chức năng.
  • Nhược thị thực thể là tình trạng mắt không thể phục hồi hoàn toàn trở về như trạng thái ban đầu.

2. Nguyên nhân

Não vì một lý do nào đó không thể nhận biết được hoàn toàn những hình ảnh mà mắt của những bệnh nhân nhược thị truyền đến.

Sự suy giảm thị lực do tương tác bất thường về chức năng thị giác, do võng mạc không được kích thích hoặc do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não.

Nhược thị hầu như chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi nó có thể làm giảm thị lực ở cả hai mắt.

Các nguyên nhân gián tiếp có thể gây ra nhược thị:

2.1 Nhược thị do lác

Low nhược điểm ở trẻ

Low nhược điểm ở trẻ

Lác hay lé là hiện tượng mắt nhìn về hai hướng khác nhau.

Một mắt có thể tập trung thẳng về phía trước trong khi mắt kia quay vào, ra ngoài, lên hoặc xuống.

Để tránh bị song thị, não có thể bỏ qua hình ảnh từ mắt không tập trung nhìn thẳng. Và điều này có thể làm cho mắt không phát triển bình thường và dẫn tới nhược thị.

2.2. Nhược thị do tật khúc xạ

Khi bị tật khúc xạ như  cận thị, viễn thị hoặc loạn thị, trẻ có thể bị tật khúc xạ nặng hơn ở một mắt, là nguy cơ dẫn tới nhược thị.
Chỉnh xạ khúc

Chỉnh tật khúc xạ

Nếu không được thăm khám bởi bác sỹ hoặc kỹ thuật viên có chuyên môn thì sẽ không phát hiện được bệnh nhược thị của trẻ. Dần dần não sẽ không nhận được tín hiệu thần kinh thị giác từ mắt có độ nặng hơn. Điều này sẽ thể khiến thị lực không phát triển bình thường ở mắt đấy, và có thể dẫn tới mù loà.

Vì vậy nếu con của bạn bị tật khúc xạ không đồng đều, đừng chủ quan mà hãy đưa con đi khám ở phòng khám mắt uy tín để phát hiện sớm nếu bị nhược thị.

2.3 Nhược thị do những bất thường khác gây cản trở thị giác

Đục thủy tinh bẩm sinh ở trẻ nhược thị

Thủy tinh thể sinh ra ở trẻ là nguyên nhân gây nhược điểm

Thủy tinh thể sinh, giác mạc, mắt  đều là những vết bệnh của ánh sáng đi tới các võng mạc bị cản trở. Nó làm cho mắt không thể tiếp nhận hình ảnh tốt để truyền tải lên não bộ xử lý, đây cũng có thể là lý do mắc phải nhược điểm.

Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh, giác mạc bị sẹo, sụp mi mắt đều là những bệnh khiến đường đi của ánh sáng tới võng mạc bị cản trở. Nó làm cho mắt không thể tiếp nhận tốt hình ảnh để truyền lên não xử lý, đây cũng có thể là lý do mắc nhược thị.

2.4. Nhược thị do mắc bệnh lý ở não

Thực chất thì nhược thị là vấn đề phát triển trong não chứ không phải do nhãn cầu.Vì vậy mặc dù bạn không mắc những bệnh lý về mắt nhưng vẫn có thể bị nhược thị.

Phần não tiếp nhận hình ảnh từ mắt bị ảnh hưởng không được kích thích và lâu dần não không tiếp nhận được tín hiệu thị giác từ mắt đó, khiến tình trạng nhược thị diễn biến nặng hơn.

Hầu hết những nguyên nhân kể trên đều có thể khắc phục được nếu được chẩn đoán sớm và tốt nhất là trước 7 tuổi. Điều trị không đúng cách hoặc không kịp thời sẽ khiến mắt bị nhược thị quá nặng và khó có thể chữa trị. 

3. Biểu hiện khi bị nhược thị như thế nào ?

Một số triệu chứng mà những người bị nhược thị có biểu hiện:

  • Mắt lác
  • Hay nheo mắt
  • Nghiêng đầu và vẹo cổ khi nhìn
  • Mỏi mắt

Vì nhược thị chủ yếu xảy ra ở một mắt, và mắt còn lại vẫn thực hiện chức năng nhìn bình thường dẫn tới việc rất khó phát hiện sớm.

4. Chẩn đoán nhược thị bằng cách nào? 

Hiện nay việc chẩn đoán bệnh nhược thị có thể được phát hiện bằng các phương pháp như:

  • Kiểm tra thị lực bằng cách đo thị lực từng mắt
  • Kiếm tra khúc xạ
  • Xác định trạng thái của hệ thống vận động mắt

Việc chẩn đoán sớm là một điều quan trọng nhất trong điều trị nhược thị. Vì vậy cần cho trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ 3-6 tháng một lần.

5. Điều trị nhược thị như thế nào?

Điều trị theo nguyên nhân: Cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh như: Đục thuỷ tinh thể, cận thị, viễn thị… sau đó sẽ lên phác đồ điều trị nguyên nhân trước rồi mới điều trị nhược thị.

Điều trị bằng phương pháp tập luyện:  Nhược thị hầu hết là do thần kinh, vì vậy muốn điều trị nhược thị chỉ có thể tập luyện nhằm kích thích phục hồi dẫn truyền của thần kinh thị giác.

Use the false paste the nhược điểm

Sử dụng miếng dán để điều trị nhược thị 

Dùng miếng dán hay nhỏ Atropine thực chất mục đích là che đi hoặc làm mờ mắt sáng hơn, bắt buộc mắt có thị lực kém hơn phải tập luyện.

Dần dần thói quen tiếp nhận ánh sáng trên não sẽ được hình thành và cải thiện thị lực của mắt bị nhược thị. Tuy nhiên tùy theo đối tượng thì bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp là dùng miếng dán hay nhỏ Atropine.

Sau khi mắt đã ổn định, tùy từng trường hợp vẫn phải được điều trị duy trì hoặc theo dõi lâu dài để tránh việc nhược thị tái phát.

Phương pháp điều trị nhược thị đạt hiệu quả cao nhất là đưa trẻ tới các phòng khám chuyên khoa mắt uy tín để có liệu trình điều tri thích hợp.

Với các bài tâp trên hệ thống Synophtophore, máy quay, xâu chuỗi hạt…đều có mục đích là kích thích chức năng thị giác.

Hiểu được tầm quan trọng của đôi mắt và những bệnh lý mắc phải không hề đơn giản. Bạn nên đưa trẻ đi khám định kỳ tại những phòng khám uy tín.

6. Nhược thị khác tật khúc xạ ( cận thị, viễn thị, loạn thị) như thế nào?

Nhiều người lầm tưởng nhược thị là tật khúc xạ nhưng thực chất không phải như vậy.

Sau đây, Bệnh viện Mắt Hoa Lư sẽ giúp các bạn phân biệt nhược thị và tật khúc xạ để có cái nhìn rõ hơn về nhược thị, tránh có những cách nhìn sai lầm gây hậu quả đáng tiếc.

BẢNG PHÂN BIỆT NHƯỢC THỊ VÀ TẬT KHÚC XẠ

Nhược thị Tật khúc xạ
Khái niệm Là sự suy giảm chức năng của cơ quan thị giác thường ở một bên mắt, khiến cho não không tiếp nhận được tín hiệu của thần kinh thị giác từ mắt đấy. Là mắt không có kích thước và hình dạng đúng, khiến các tia sáng không hội tụ trên võng mạc mà lại hội tụ ở trước hoặc sau võng mạc, làm hình ảnh của vật mà ta nhìn thấy bị mờ đi.
Nguyên nhân
  • Nhược thị do lác.
  • Nhược thị do tật khúc xạ.
  • Nhược thị do những bất thường gây cản trở thị giác ( đục thuỷ tinh thể, sẹo giác mạc, sụp mi).
  • Nhược thị do mắc bệnh lý ở não.
Do bẩm sinh, di truyền.

Do tác động của môi trường: thời gian làm việc bằng mắt quá nhiều, cường độ ánh sáng quá tối, nhìn vật quá gần, sau phẫu thuật mắt hoặc chấn thương mắt.

Hậu quả Nhược thị ở một bên mắt sẽ làm giảm thị lực, khiến mắt nhìn bị mờ.

Nhược thị nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới mù loà.

Tật khúc xạ khiến cho bệnh nhân nhìn mờ, mỏi mắt, co quắp mi ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ và chất lượng cuộc sống.

Viễn thị nặng, loạn thị, lệch khúc xạ có thể gây lác và là nguyên nhân dẫn tới nhược thị.

Cận thị nặng có thể gây biến chứng là bong võng mạc dẫn tới mù loà

Phương pháp điều trị Phương pháp duy nhất điều trị nhược thị là luyện tập.

Bằng những cách khác nhau, nhưng cùng chung mục đích là buộc mắt có thị lực kém hơn phải hoạt động nhiều. Dần dần não sẽ nhận được tín hiệu hình ảnh từ mắt đấy và có thị lực tốt hơn.

Dùng kính thuốc đúng độ, đúng loại tật khúc xạ.

Đeo kính Othor-K: Là loại kính áp tròng cứng dùng vào ban đêm, nó sẽ giúp điều chỉnh lại hình dáng của giác mạc.

Phẫu thuật bằng Laser excimer.

Độ tuổi thường gặp Thường là trẻ em dưới 14 tuổi với tỷ lệ là 3%trẻ em trên thế giới mắc nhược thị.

 

Tật khúc xạ thường gặp nhất là cận thị và trẻ em ở tuổi học đường có nguy cơ mắc cao nhất.

7. Cần lưu ý gì khi điều trị nhược thị?

Nhược thị chỉ có thể điều trị bằng phương pháp tập luyện. Giống như việc mình học và ghi nhớ một khối lượng kiến thức nào đó thì chỉ có cách là đọc nhiều và tập trung ghi nhớ lượng kiến thức ấy, việc điều trị nhược thị cũng tương tự như vậy.

Cần phải kiên trì tập luyện và không được bỏ dở. Vì trong thời gian sử dụng mắt bị nhược thị sẽ cảm thấy rất khó chịu, nếu trẻ còn quá nhỏ thì yêu cầu bố mẹ phải theo dõi thường xuyên các hoạt động của trẻ.

Thời gian điều trị nhược thị rất dài, từ 3 – 6 tháng, thậm chí là kéo dài cả năm đến vài năm.

8. Cách phòng tránh nhược thị

Cách phòng tránh bệnh nhược thị là hạn chế tối đa các vấn đề về mắt như tật khúc xạ( cận thị, viễn thị, loạn thị), các bệnh lý như rách giác mạcđục thuỷ tinh thể.

8.1. Chế độ học tập hợp lý

Ngay từ khi còn nhỏ để tránh các bệnh liên quan tới tật khúc xạ thì cha mẹ cần hướng dẫn trẻ ngồi học thẳng lưng, để mắt cách xa sách vở, màn hình máy tính từ 30-40cm.

Học và làm việc ở nơi đủ ánh sáng, không nên đọc sách trên tàu xe và khi nằm ngửa.

8.2. Đeo kính bảo vệ mắt

Tập thói quen bảo vệ mắt bởi các tác nhân bên ngoài bằng cách đeo kính chống tia UVkính chống ánh sáng xanh. Hay đơn giản là đeo kính khi ra ngoài để hạn chế bụi bẩn, dị vật bắn vào mắt gây những hậu quả khó lường.

8.3. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh 

Chế độ ăn có nhiều chất xơ, ăn nhiều các loại rau có màu xanh đậm, trái cây có màu vàng cam, cá hoặc gan động vật

Bổ sung thêm các loại vitamine tốt cho mắt như Omega 3, vitamine A, vitamine C…

8.4. Đi khám định kỳ

Cho trẻ đi khám định kỳ

Cho trẻ đi khám mắt định kỳ từ 3-6 tháng/lần 

Nhiều người chủ quan, chỉ khi có vấn đề về mắt mới đi khám. Kể cả trẻ nhỏ cũng có tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc nhược thị.  Nên đi khám mắt thường xuyên từ 3-6 tháng để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời.