Bị cận có cần đeo kính không? Có nên đeo kính thường xuyên khi bị cận không? Bị cận thị nhẹ thì có nên đeo kính hay không? Đây là những câu hỏi thường gặp của rất nhiều người bị cận thị.
1. Không đeo kính cận khi bị cận có sao không?
Có người bị cận thấp chỉ 0.25 – 0.5 độ nhưng đeo kính rất thường xuyên. Có những người bị cận vừa hoặc nặng nhưng vẫn không đeo kính vì sợ phụ thuộc vào kính, sợ tăng độ, sợ mắt bị dại hay sợ xấu và nhiều vấn đề ảnh hưởng tới mắt khác. Đây thực chất đều là những sai lầm trong khi sử dụng kính cận.
Người bị cận thị phải đeo kính thì mới có thể quan sát như người bình thường, nhất là đối với những vật ở xa, vì kính cận giống chính là một thấu kính hội tụ giúp điều chỉnh khúc xạ mắt.
Kính cận thu giữ hình ảnh rồi kết lại thành ảnh tại võng mạc. Nếu khi chúng ta đã bị cận rồi mà vẫn cố tình không đeo kính, khi muốn nhìn rõ hơn, mắt sẽ phải nhíu lại và điều tiết cực độ gây ra việc mỏi mắt, khô mắt, đau nhức mắt, lâu ngày sẽ dẫn đến việc bị tăng độ cận. Thị lực sẽ càng bị tổn hại nghiêm trọng khi độ cận ngày một tăng dần lên.
Bị cận rồi mà vẫn cố tình không đeo kính, khi muốn nhìn rõ hơn
mắt sẽ phải nhíu lại và điều tiết cực độ gây ra việc mỏi mắt, khô mắt, đau nhức mắt.
2. Người bị cận nhẹ có nên đeo kính không? Cận bao nhiêu độ thì cần đeo kính?
Các chuyên gia nhãn khoa phân loại cận thị dựa trên số đo diop. Người bị cận thị nhẹ là người có số đo mắt từ -0.25 đến -3.00 Diop. Cận thị nhẹ thường không tăng nguy cơ đối với các vấn đề sức khỏe của mắt.
Vậy thì ở mức cận bao nhiêu độ, chúng ta cần đeo kính?
Tuy rằng trên thực tế, có rất nhiều yếu tố quyết định việc đeo kính cận như thế nào, nhưng chỉ có hai yếu tố mà chúng ta cần quan tâm cơ bản là độ cận và tuổi tác.
2.1. Đeo kính cận dựa theo tiêu chí độ cận
Nếu bạn chỉ cận dưới 0,5 độ thì không cần đeo kính cận, vì độ cận này bạn vẫn nhìn tốt, không ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt và làm việc hàng ngày.
Nếu từ 0,75 độ: Nên bắt đầu đeo kính để tránh ảnh hưởng tới công việc hàng ngày, nhưng không cần phải dùng thường xuyên.
Nếu bạn chỉ bị cận ở mức độ nhẹ thì không nên đeo kính cận thường xuyên
Nếu ở ngưỡng từ 1 đến 3 độ, để hạn chế sự điều tiết của mắt, người cận thị phải đeo khi cần nhìn vật ở xa, đọc sách báo, sử dụng các thiết bị điện tử như: tivi, máy vi tính, điện thoại… trong thời gian dài, hay khi làm các công việc cần quan sát như lái xe, thêu thùa, may vá…
Tuy nhiên, những trường hợp này vẫn có khả năng quan sát tốt ở tầm nhìn gần. Khi không cần nhìn tập trung hay khi ở nhà, không cần nhìn xa thì không nên đeo kính cả ngày, vì như vậy rất dễ bị phụ thuộc vào kính. Thỉnh thoảng, chúng ta nên tháo kính cho mắt được thư giãn.
Khi bị cận vừa hay nặng từ 3 độ trở lên thì nên đeo kính để tránh mắc tật khúc xạ.
2.2. Đeo kính cận dựa vào tuổi tác
Trường hợp người bị cận dưới 18 tuổi mà cận dưới 1 độ thì mắt vẫn tự điều tiết được, chưa cần phải đeo kính. Nếu độ cận lớn hơn 1, phải đeo kính thường xuyên để độ cận ổn định.
Trường hợp người bị cận trên 18 tuổi mà cận dưới 1 độ thì chỉ cần đeo kính khi nhìn xa, còn khi mắt đã ở mức trên 1 độ, bạn nên đeo kính thường xuyên để tránh việc tăng độ cận và những biến chứng khác ở mắt.
Tìm ra loại kính cận phù hợp với độ cận của mắt là điều quan trọng, tuy nhiên việc đeo kính cận đúng cách và phù hợp với độ cận, độ tuổi là điều quan trọng để đảm bảo độ cận được ổn định, tránh những gây ra biến chứng, đảm bảo thị lực luôn của bạn đạt ở mức độ tốt nhất và có thể kiểm soát được.