BỆNH ĐỤC THỂ THỦY TINH: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

     80% người già trên 60 tuổi mắc bệnh đục thể thủy tinh. Đây là nguyên nhân dẫn đến mù lòa hàng đầu trên thế giới.

1. Đục thể thủy tinh là gì?

Bệnh đục thủy tinh thể hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô.

Vì nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát dẫn đến việc thủy tinh thể bị mờ không còn trong suốt giống như tâm gương bị mờ ánh sáng khó đi qua không hội tụ được tại võng mạc ta gọi là bệnh đục thủy tinh thể.

Do ánh sáng khó đi qua nên người bệnh bị đục thủy tinh thể bị giảm thị lực, nhìn mờ và có nguy cơ bị mù lòa.

2. Các nguyên nhân gây đục thủy tinh thể gồm

Nguyên nhân nguyên phát

  • Do bẩm sinh liên quan tới các rối loạn yếu tố di truyền
  • Do quá trình lão hóa tự nhiên gây ảnh hưởng tới dinh dưỡng cho thủy tinh thể. Thường gặp ở độ tuổi trên 50
  • Nguyên nhân thứ phát
  • Mắc các bệnh khác tại mắt tái đi tái lại nhiều lần như : Viêm màng bồ đào
  • Chấn thương mắt…
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới mắt như corticoid, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, các thuốc chống loạn nhịp (amiodarone ), thuốc chống trầm cảm…
  • Mắc các bệnh toàn thân như tắng huyết áp, đái tháo đường, béo phì…
  • Do thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại, tia X, ánh sáng tia chớp, tia hàn…

Các yếu tố liên quan

  • Không chú ý luyện tập cung cấp các chất dinh dưỡng cho mắt.
  • Dùng quá nhiều các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…
  • Thường xuyên bị stress, tiếp xúc môi trường khói bụi ô nhiễm…

3. Dấu hiệu

Bệnh diễn biến thường chậm không gây đau đớn cho người bệnh, ở những giai đoạn đầu gần như không thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn thấy các triệu chứng biểu hiện bệnh như:

  • Giảm thị lực là triệu chứng điển hình và quan trọng ở bệnh đục thủy tinh thể. Mắt nhìn mờ hơn, khó nhìn, hay mỏi mắt khi tập chung nhìn vào một vật nào đó.
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng, hay lóa mắt. Nhìn ở ngoài sáng khó hơn khi nhìn ở nơi có bóng râm. Do khi có ánh sáng đổng tử co lại làm hạn chế ánh sáng có thể tới được võng mạc.
  • Nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật
  • Nhìn mờ như có màn sương che trước mắt
  • Các triệu chứng có thể thấy ở cả hai mắt hoặc một mắt.

4. Phương pháp điều trị

Hiện nay phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật đã tồn tại gần hai thế kỷ, nhưng đặt kính nội nhãn (thể thuỷ tinh nhân tạo) là phương pháp mới, được đề xướng từ năm 1949.

Lĩnh vực phẫu thuật này đang được áp dụng những thành tựu mới của ngành nhãn khoa cũng như các nghành khoa học hỗ trợ khác nên đã có những tiến bộ vượt bậc trong vòng 20 năm trở lại đây. Ngày nay phương pháp phẫu thuật phacoemusification (kỹ thuật mổ Phaco) ngày càng phổ biến và là phương pháp điều trị đục thủy tinh thể tốt nhất.

     Hiện tại Bệnh viện Mắt Hoa Lư đang áp dụng phương pháp này và điều trị thành công cho các bệnh nhân mắc bệnh đục thể thủy tinh.

Ưu điểm của nó là vết mổ nhỏ, thị lực nhanh chóng được hồi phục, ít xảy ra biến chứng, bệnh nhân có thể nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường. Và đảm bảo không đau, không sưng, không chảy máu. Bệnh nhân có thể xuất viện luôn trong ngày.

______________________________

BỆNH VIỆN MẮT HOA LƯ

Địa chỉ: 153-161 Lê Đại Hành, Phố Thanh Sơn, Phường Thanh Bình, TP. Ninh Bình

Hotline: 0878.135.135

Website: mathoalu.com  | Facebook: Bệnh viện Mắt Hoa Lư  | Youtube: Bệnh viện Mắt Hoa Lư